Có mặt xuyên suốt trong tất cả các cấp độ của Năng đoạn kim cương, Câu chuyện cây bút tưởng chừng đơn giản mà hàm chứa những triết lý sâu sắc. Thông thường, mỗi người trong chúng ta đều có 5 mục tiêu để phấn đấu, đó là:
- Sự tự do tài chính
- Mối quan hệ hoàn hảo
- Sức khỏe tốt
- Sự bình an trong tâm hồn
- Sự cống hiến cho cộng đồng và xã hội
Nếu hiểu rõ Câu chuyện cây bút thì bạn có thể đạt được cả 5 mục tiêu trong cuộc sống hoặc được bất cứ thứ gì bạn muốn có trong đời. Với mỗi lần đọc, có thể bạn sẽ “ngộ” ra được những bài học khác nhau trong đó. Bởi vậy mà, bên lớp học Năng đoạn kim cương với mỗi cấp độ đều có câu chuyện này, nhưng với những cấp độ cao hơn, bạn lại nhận được bài học nhiều hơn so với những lần học trước, dù là cùng một câu chuyện. Thậm chí, thầy Michael Roach, người dạy năng đoạn kim cương còn nói, để hiểu rõ chuyện cây bút, bạn phải kể trực tiếp hoặc nghe người khác kể về nó tối thiểu 3.000 lần. Câu chuyện như nào mà đặc biệt vậy, hãy cùng mình đọc tiếp nhé.

Câu chuyện cây bút
Hãy hình dung chúng ta đang trong một căn phòng.
Tôi đưa Cây Bút lên trước mặt bạn và hỏi bạn: “Vật này là gì?”
Và bạn trả lời: “Đó là một Cây Bút”.
“Bây giờ hãy giả dụ rằng ngay bây giờ có một con chó con đến ở cửa. Tôi đưa cây bút này cho con chó. Con chó làm gì với cây bút?”
Bạn nghĩ một lát và nói: “Ồ, tôi đoán nó sẽ cắn cây bút.”
Tốt! Vậy bạn có nghĩ rằng con chó có thấy vật này là một cây bút không?
“Ồ không, nó không thấy vật này là cây bút. Nó thấy vậy này là … thứ gì đó để nhai. Chúng ta có thể nói con chó thấy cây bút này là một đồ chơi để nhai.”
Câu hỏi tiếp theo: “Ai đúng? Con người đúng hay con chó?”
Và bạn trả lời: “Tôi đoán cả hai đều đúng.”
Bây giờ là câu hỏi tiếp theo: “Giả dụ tôi đặt cây bút trên chiếc bàn. Và rồi tất cả mọi người đều rời khỏi phòng và con chó cũng rời khỏi phòng. Bây giờ, vật này là cái gì? Một cây bút hay một đồ chơi để nhai?”
Bạn suy nghĩ một lúc rồi trả lời bằng một cái nhún vai và lắc đầu!
“Vâng, nó là một vật… nó là một thứ đang có sẵn để là một vật gì cũng được.”
Và bây giờ, ngay khi con người bước vào phòng: “Nó trở thành cây bút trở lại.”
Nhưng con chó trở lại căn phòng chứ không phải con người: “Nó trở thành đồ chơi để nhai.”
Bây giờ, chúng ta đi sâu hơn một chút nữa nhé.
“Bạn có thể nói cho tôi điều gì xảy ra nếu cả hai, con người và con chó cùng nhau trở lại căn phòng cùng một lúc?”
“Trong trường hợp này, cái đồ vật ở trên bàn lại trở lại là cả hai – vừa là một cây bút, vừa là một đồ chơi để nhai.”
Chúng ta có thể nói có hai thực thể đang xảy ra cùng lúc trong căn phòng này. Cả hai đều ở trong phòng này và cả hai đều thực sự đang ở đây. Hai thực thể này đang thể hiện song song, trong một căn phòng.
Bây giờ hãy để tôi hỏi bạn thêm một câu nữa.
“Nếu cây bút chỉ trở thành cây bút khi con người quay trở lại căn phòng thì cây bút xuất phát từ cây bút hay cây bút phát xuất từ con người, từ tâm thức của con người?”
Bạn trả lời: “Cây bút xuất phát từ con người, từ tâm thức của con người.”
“Nhưng nếu Cây Bút xuất phát từ tâm thức của tôi thì tôi có thể nhắm mặt lại và ước nó trở thành một viên kim cương được không?”
Bạn nhắm mắt lại và ước muốn: “Nếu vật này xuất phát từ tôi, thì tôi sẽ chọn nó là một viên kim cương!”. Khi bạn mở mắt ra, Cây Bút vẫn là Cây Bút mà không có viên kim cương nào xuất hiện cả
Trích năng đoạn kim cương

Bài học trong câu chuyện cây bút
Bài học 1: Tôn trọng thế giới quan của người khác
Bởi chúng ta sống trong những môi trường khác nhau, trải qua những biến cố khác nhau, có những trải nghiệm riêng khác nhau, vậy nên sẽ có những phản ứng khác nhau với cùng một sự vật, sự việc. Giống như con người nhìn ra cây bút, nhưng với chú chó thì nó chỉ là một đồ để nhai, ai cũng đúng với góc nhìn quan điểm của chính mình. Cũng như cùng nhìn vào một con người, có người thấy anh ấy là một người tốt, có người lại thấy anh ấy không tốt vậy.
Tuy nhiên, khi đã có một quy ước, ví dụ luật pháp hoặc các chuẩn mực đạo đức xã hội, nội quy, quy chế, hay thỏa thuận …, nếu chúng ta làm sai với quy ước đó thì đó là điều không đúng.
Bài học 2: Tính “không” của sự vật, sự việc
Rõ ràng, nếu không có chủ thể, cây bút trong câu chuyện trên “không là gì cả”. Cây bút có tiềm năng là bất cứ thứ gì tùy thuộc vào chủ thể của nó. Cũng như vậy, mọi thứ đến với ta trong cuộc đời này, đem lại cho ta những cảm xúc khác nhau: yêu, ghét, giận, thương,….không phải do tự bản thân nó, mà do chúng ta tự đặt cảm xúc của mình vào nó.
Khi hiểu rằng mọi thứ “không là gì cả”, mọi thứ đều do chúng ta tự định nghĩa nó trong đầu mình, chúng ta sẽ kiểm soát được cảm xúc của mình tốt hơn, cuộc sống sẽ bình an hơn rất nhiều
Bài học 3: Mọi thứ đến với chúng ta xuất phát từ tâm thức của chúng ta
Cây bút trong câu chuyện trên chỉ trở thành “cây bút” khi con người quay trở lại căn phòng, vậy thì định nghĩa “cây bút” xuất phát từ tâm trí của chúng ta. Nếu cây bút không xuất phát từ tâm trí chúng ta, thì chú chó cũng phải nhìn thấy đó là một cây bút, chứ không phải là đồ chơi, thậm chí chúng có thể dùng để viết thư cho bạn gái chứ không phải là…gặm.
Bài học 4: Chúng ta không thể thay đổi sự vật, sự việc chỉ bằng suy nghĩ tích cực được
Mọi thứ xuất phát từ tâm trí chúng ta, nhưng điều đó không có nghĩa là ta có thể chuyển cây bút ấy thành bất cứ thứ gì tôi muốn bằng mong ước, ngay trong hiện tại.
Nguồn: Sưu tầm